Là một trong những tai nạn thường thấy do vô tình, sơ ý, đặc biệt mèo non hay chạy nhảy, nghịch ngợm khu vệ sinh, bếp ăn, các dụng cụ chứa nước, bệ xí, toilet…Ngạt thở và chết đuối đều dẫn đến cái chết do không thể nhận ô-xy qua phổi vào máu và thải CO2 ra ngoài. Với các bạn yêu mèo của viet-pet.com, không thể coi thường loại tai nạn này.
1. Ngạt thở:
Các tình huống ngăn cản Ô-xy đi vào phổi và máu gây ngạt. Đó là hít phải các khí độc như: khói dầu lửa, hơi ga, propane, chất làm lạnh, dung môi hòa tan. Hoặc nhốt mèo quá lâu nơi kín, chật hẹp không thông khí. Do nuốt phải dị vật gây tắc nghẽn đường dẫn khí, tổn thương lồng ngực cản trở hô hấp. Các loại vòng cổ, vòng đeo chống rận…có thể vướng vào hàng rào, bị thắt nghẹt khi mèo cố vùng vẫy để thoát.
2. Chết đuối:
Tuy mèo có thể biết bơi tự nhiênnhưng cũng chỉ vượt qua một khoảng cách rất ngắn chứ không thể thoát chết đuối trong bể bơi không có độ dốc, ao hồ, cống rãnh to, sâu rộng, thậm chí mèo con uống nước bệ xí trượt không lên được, rơi vào nước chứa ở chậu, thùng nhựa to… Nguyên nhân chết vẫn là thiếu ô-xy, mèo cố vùng vấy thoát hiểm, băn khoăn cực độ rồi thay đổi cách thở, há miệng thở nhưng nước lại càng trào vào khí quản. Mèo yếu lả dần rồi chuyển sang hôn mê, mất tỉnh táo và bắt đầu…chết. Đồng tử giãn, lưỡi và niêm mạc miệng, mắt nhợt nhạt, tím tái do thiếu ô-xy máu.
3. Xử trí khẩn cấp chết đuối và ngạt:
– Loại trừ ngay nguyên nhân gây ngạt, đem mèo đến nơi thoáng khí, cởi bỏ vòng cổ hoặc áo mặc của mèo. Nên dùng vòng cổ có khả năng đàn hồi để lúc nguy hiểm dễ tuột chống nghẹt. Bằng mọi cách cung cấp đủ ô-xy cho mèo thở. Tốt nhất dùng máy thở nếu có điều kiện.
– Cứu đuối bằng cách tống khứ nước tràn trong phổi, dốc ngược mèo rồi dùng hai tay éo vào nơi thấp nhất của xoang bụng, lắc mèo về phí trước và sau trong vòng 30 giây. Sau đó đặt mèo về bên phải, đầu thấp hơn ngực và tạo phản xạ hô hấp bằng mũi. Đồng thời xoa bóp tim ngoài lồng ngực để kích thích nút điện tim tự động đập lại. Kiên trì tới khi mèo thở nấc rồi thở đều.
– Sau cấp cứu thoát chết đuối, mèo có thể bị các chứng viêm nhiễm, tràn dịch phổi, cần có Bác sỹ Thú Y khám và chỉ định điều trị, chăm sóc tiếp.