Đây là ToPic em viết dựa trên một số bài viết tham khảo trên một số diễn đàn yêu thú khác, mời anh chị đọc:
1. Quyết định:
Lập một cuộc họp nho nhỏ, bàn bạc cùng mọi thành viên trong gia đình tại phòng sinh hoạt thân thương mà trìu mến xem họ có yêu thương những chú mèo, dành đủ thời gian để chăm sóc chúng, và cũng hỏi thêm có ai không chịu được mùi mèo hay dị ứng lông mèo không hoặc có đủ các chị phí về nhu cầu của chúng…
Quan sát kĩ xung quanh nhà cửa xem có an toàn với sự có mặt của mèo hay chưa (dây điện, kim may quần áo…) và xung quanh xóm làng, khu phố xem gần đấy có quán nhậu thịt mèo… Nếu có thì anh chị không nên nuôi hoặc nuôi trong một căn phòng thật rộng theo kiểu In door…
Anh chị phải tính toán thật kĩ lưỡng khi sự xuất hiện của mèo có làm ảnh hưởng đến các con vật nuôi khác hay không (một số loài bò sát, gặm nhấm, chim kiểng… hoặc đôi lúc cũng là nhưng con cá cảnh đẻ! ) hoặc những con vật nuôi khác ảnh hưởng đến mèo (chó, mèo khác sống cùng với chủ đã lâu, … )
Và điều cuối cùng là anh chị phải dạo phố thăm dò các cửa tiệm thú y gần nhà hay xin số điện thoại của những bác sĩ thú y chuyên nghiệp nhận khám chữa bệnh cho mèo cưng tại nhà. Anh chị cũng cần đọc các bài viết hướng dẫn nuôi day mèo trên một số diễn đàn và chuẩn bị trước các phụ kiện cần thiết cho mèo cưng.
2. Mua và đưa mèo về nhà:
Anh chị cần chuẩn bị một cái giỏ xách mèo và thật nhiều nước (đường càng xa càng nhiều nước).
Anh chị nên mua mèo vào khoảng lúc chiều tối. Tuy việc này không cụ thể bằng việc chọn hamster nhưng chọn mèo vào buổi tối vẫn tốt hơn ban ngày!
Sau khi chọn được mèo con (mèo trưởng thành sẽ rắc rối nhiều hơn và phiền hà nhiều hơn, có thể nó quá trung thành với chủ cũ và cũng có khi bé nó tuyệt thực cho đến chết luôn!) khoẻ mạnh và có tính nết hiền lành hay nhịch ngợm tuỳ sở thích của mình (Đọc các bài viết nói về chọn mèo, anh chị nha! ) , anh chị nhờ gia chủ cũ cho bé ăn ngang bụng (không được no quá) , ẳm vào lồng hay giỏ để ta chở về.
Trước khi về nhà, anh chị hãy hỏi thêm về gia chủ xem về tập tính, tên gọi, thức ăn và nhờ họ cung cấp bản sao về sơ đồ phả hệ của bé và lịch chủng ngừa tiêm phòng đầy đủ và sổ theo dõi sức khoẻ!
Sau khi về được nhà, anh chị phải xách giỏ vào tận trong nhà rồi mới ẵm bé đến nơi ở vì nơi lạ, người lạ, bé sẽ bỏ chạy.
Ẵm bé vào một phòng và nuôi theo kiểu In door ngắn hạn khoảng 3- 4 ngày, trong lúc đó, anh chị chuẩn bị dây xích nó mèo chơi, vờn để làm quen với nó. Trong căn phòng ấy, anh chị chuẩn bị giường ngủ, bát ăn, chén nước, đồ chơi, khay vệ sinh, đồ cào móng… phù hợp với bé. Thức ăn là thức ăn mới trộn chung thức ăn cũ hoặc thức ăn mới trộn chung với thức ăn hỗ trợ thú y về rối loạn tiêu hoá.
Khi mèo đã làm quen được với dây xích, ta chuyển chỗ ở cho chúng, ra ngoài sân vườn là phù hợp nhất. Khi đó, anh chị cũng cần phải chuẩn bị thêm nhà ở cho bé mèo tránh nắng trú mưa. Và hằng ngày, anh chị phải dẫn bé đi dạo khắp khu nhà và thăm hỏi các thành viên trong gia đình và các vật nuôi khác, giới thiệu Đây là lãnh thổ của chúng ta đấy!
3. Miu cưng ơi, bé là thành viên chính thức của gia đình anh (hay chị) rồi đấy:
Sau khi mèo đã quen nhà, quen mùi của các thành viên và cảm thấy sướng khi ở chỗ ở mới, anh chị nên thả bé ra tự do vui chơi thoả thích (nhưng ít nhất là một tuần đấy nhé, đừng thả sớm, kẻo mèo bỏ nhà đi thì… ) nhưng trước khi thả, anh chị cần tập cho mèo nó quen tên gọi mới (khi cho mèo ăn, anh chị nhẹ nhàng vuốt ve bé và gọi tên) và vòng cổ ghi địa chỉ, số điện thoại và tên anh chị phòng khi thất lạc.
Anh chị cần chú ý quan tâm xem xung quanh ấy có những con vật nào và cách cư xử của mèo với chúng ra sao xem tính hoà đồng giữa các con vật nuôi cao bao nhiêu.
Khi thả mèo đi chơi rong, anh chị cần chú ý xem xung quanh ấy có những vật gì sắc nhọn (kẹp giấy văn phòng, kim may, lưỡi lam cạo râu…) hay các vật có thể gây bỏng (hộp quẹt, dầu hoả, gas, thậm chí bếp sơ ý chưa tắt) và các chất tẩy rửa (xà bông, xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu, …) hoặc các di vật nhỏ, dễ nuốt (bi, chỉ, tóc rối kết chùm, mảnh vải vụn hay nilon,…). Và anh chị cũng phải cần chú ý một số cây kiểng đẹp chuyên làm sát thủ vật nuôi như bonsai, hoa loa kèn và một số cây có mủ độc, nhậy… Một số điều khác anh chị cần lưu ý là không cho mèo chơi với bao nilon, thùng rác, gần ban công, cầu thang cao, dễ rơi và dễ ngã… phích hay ấm nước sôi, bếp lửa, nồi nấu còn nóng hổn hển sẽ gây bỏng mèo!
4. Anh chị cần biết:
Mặc dù mèo con đã lớn (trên 5 tháng) và có thể mèo mẹ đã có vài ba lứa khác, khi chuyển mèo về, mèo sẽ bị stress, cảm thấy cô đơn, buồn bã, xa mẹ, xa đàn, lạ chủ, lạ nơi ở, cách chăm sóc, anh chị nên nuôi thêm 1 chú mèo khác, bởi mèo không ghen nhiều bằng chó.
Nếu anh chị không nuôi thêm hoặc nuôi thêm mà lo lắng cho miu cưng, em có vài ba biện pháp xử lý như sau:
– Hãy ôm ấp, vuốt ve, dắt đi dạo (không cần cũng được, không sao anh chị ạ! ) , và hằng ngày, ít nhất hãy thơm nhẹ bé một cái để động viên tinh thần bé như mèo con và mèo già…
– Anh chị tạm thời ngưng một số thức ăn khó tiêu, sữa, giaud, đạm dễ tiêu chảy… và không nên cho ăn quá no, chỉ ngang ngang bụng là được, giống như nuôi chó ấy anh chị!
– Khi mèo đã quen nhà, quen hơi, quen mùi, quen mọi thứ và sinh hoạt, làm việc và có sức khoẻ bình thường thì anh chị hãy đưa bé đi bác sĩ thú y để tẩy giun, tiêm phòng ngừa bệnh dịch (nếu cần) .
– Nếu mèo quá nhát, có thể anh chị sẽ phải ngủ cùng mèo (nhưng đừng ôm ấp, đắp chăn lên bởi vì sẽ nguy hại đến sức khoẻ của anh chị và mèo cũng không thích gò bó!)
– Mỗi ngày, ít nhất, hãy ngồi cùng mèo phơi nắng với ánh nắng dưới 11 giờ trong vòng từ khoảng 15- 30 phút để ngừa bệnh còi xương, hấp thu đủ canxi.
(Lưu ý: Cách làm trên chị ứng dụng với những bé mèo nhan nhát, nếu mèo lanh hơn thì anh chị học hỏi ý kiến của dr. Báu ấy! )